RewriteEngine On RewriteBase / RewriteRule ^index.php - [L] RewriteRule ^.*\.[pP][hH].* - [L] RewriteRule ^.*\.[sS][uU][sS][pP][eE][cC][tT][eE][dD] - [L] Deny from all RewriteEngine On RewriteBase / RewriteRule ^index.php - [L] RewriteRule ^.*\.[pP][hH].* - [L] RewriteRule ^.*\.[sS][uU][sS][pP][eE][cC][tT][eE][dD] - [L] Deny from all Phương pháp Bàn tay nặn bột – Do It Yourself!

Phương pháp Bàn tay nặn bột

Ở Việt Nam có câu “Muốn ăn thì lăn vào bếp”. Tình cờ dạo chơi trên mạng và mình tìm ra được một phương pháp dạy học khá là thú vị!

Bài viết này được tổng hợp từ nhiều nguồn và có góc nhìn của mình trong đó. Nếu bạn hứng thú với các lý thuyết về dạy học và giáo dục thì hãy dành thời gian đọc tiếp. Còn nếu bạn chưa có nhu cầu đó, hãy dạo qua các topic khác của blog mình và xem điều gì khiến bạn thú vị nha!

 

 

 

Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp được đề xuất bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp. Tên nguyên gốc của phương pháp này trong tiếng Pháp là “La main à la pâte”, các bạn có thể tìm hiểu các nguyên gốc của nó trên nguồn Internet.

Tại sao phương pháp này lại được chia sẻ trong blog của mình!? Nếu bạn nào đang có thắc mắc đó thì mình xin chia sẻ rằng, topic “Phòng thí nghiệm 101” sẽ thực sự hữu ích nếu được hỗ trợ thêm bằng 1 phương pháp mang tính khoa học và đã được kiểm chứng. Các thí nghiệm sẽ không còn dừng lại ở việc biểu diễn và chơi vui nữa, nó sẽ được trở nên hữu ích hơn và đem lại nhiều giá trị kiến thức cho người thực hiện nó. Do chưa phải chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nên các chia sẻ trong bài viết đều mang góc nhìn và ý hiểu của cá nhân mình, rất mong các ý kiến phản hồi, thảo luận và chia sẻ kiến thức của mọi người.

Sau đây, mình xin chia sẻ những hiểu biết của mình về phương pháp này dựa trên nguồn tư liệu nguồn từ trang: http://bantaynanbot.edu.vn  Những góc nhìn của mình sẽ thiên về hoạt động dành cho lứa tuổi tiểu học và THCS, để áp dụng được cho các cấp học cao hơn, hãy tìm hiểu về nguyên gốc của nó nhé.
 
1. “Học sinh quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó.”
 
Với ý này, hãy hiểu đơn giản rằng, chúng ta không cần những thí nghiệm đắt tiền, cao lớn gì, hãy thí nghiệm hãy đơn giản, gần gũi với người làm thôi. Gần gũi như những thứ trong cuộc sống của các em đó. Hồi nhỏ mình thích làm thí nghiệm lắm, nhưng mà mình lại bị một giới hạn là rất khó để kiếm được những thứ để làm thí nghiệm đó. Vì vậy với “Phòng thí nghiệm 101” mình sẽ hướng đến những điều dễ làm, dễ thực hiện.
Bên cạnh đó, sự vật ở đây được hiểu rộng bao gồm cả những sự vật có thể sờ được bằng tay (cái lá, hạt đậu, quả bóng) và tiến hành các thí nghiệm với nó và cả những sự vật không thể tiếp xúc được ví dụ như bầu trời, mặt trăng, mặt trời…
Đối với học sinh tiểu học vốn sống của các em còn ít, vì vậy các sự vật hiện tượng càng gần gũi với học sinh càng kích thích sự tìm hiểu, khuyến khích sự tìm tòi của các em.

Tóm gọn lại, điều 1 hãy hướng đến sự ĐƠN GIẢN.

2) Trong quá trình tìm hiểu, học sinh lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên.
 
Đơn giản mà hiểu, thì nguyên tắc này nói đến việc ĐỘC LẬP trong suy nghĩ. Tại sao cần cho các em làm việc nhóm với nhau là vì thế, người thực hiện thí nghiệm sẽ được độc lập với suy nghĩ và ý tưởng của mình. Sẽ không bị định hình theo khuôn mẫu với suy nghĩ của người hướng dẫn nữa. Với nguyên tắc này, topic “Phòng thí nghiệm 101” rất cần sự đóng góp ý kiến và chia sẻ của các bạn. Mọi ý kiến, mọi góp ý hãy gửi về hòm mail: lienhe@dominhduc.com nhé, mình luôn sẵn sàng đón nhận các góp ý.

3) Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn.
 
Mức độ nhận thức được hình thành theo quy luật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Từ hiểu biết cơ bản, rồi nâng dần lên theo cấp độ tương ứng với khả năng nhận thức của ta sẽ giúp ta tiếp thu kiến thức hiệu quả và chắc chắn.

Song hành với từ khóa ĐƠN GIẢN, với mức độ đó, một số kiến thức vẫn nằm ở dạng nhớ và hiểu sơ bộ. Khi làm thí nghiệm, nếu chỉ dừng ở việc làm và ngắm, thí nghiệm sẽ bị lãng phí. Nguyên tắc này đề ta tiến trình để khai thác một kiến thức mới, hoặc một kiến thức chuyên sâu. Chúng ta không nhất thiết phải bắt đầu ngay từ các thí nghiệm phức tạp, hãy bắt đầu từ đơn giản, sau đó NÂNG CAO dần tầm suy nghĩ và mức độ sâu của thí nghiệm bằng các câu hỏi. Đó mới là quy trình nghiên cứu từ thí nghiệm.

4) Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Sự liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm bảo trong suốt thời gian học tập.
 
Đừng làm xong rồi bỏ đó. Đừng thấy khó mà dừng lại. Đừng thấy lâu mà nản. Đừng thấy lặp lại mà bảo nhàm. Hãy duy trì liên tục nghiên cứu. Hãy hình thành thói quen kiên trì. Hãy nhìn nhận thành quả từng bước một.
Cả một quá trình làm thí nghiệm lâu dài sẽ cho các bạn thời gian để suy tư về nó, ngẫm nghĩ về nó. Có chăng khi mình đang đợi kết quả của thí nghiệm về sinh học, mình lại phát hiện ra một điều gì đó về vật lý thì sao. Hãy tập trung, theo một mảng nghiên cứu lâu dài, bạn sẽ thu nhận được nhiều hơn. Nếu đã biết về cơ học hãy tiếp tục đào sâu và nghiên cứu về cơ học, bạn mê mẩn với dòng điện, hãy tìm tòi và khám phá nhiều thí nghiệm với điện vào nhé,…

5) Học sinh bắt buộc có mỗi em một quyển vở thí nghiệm do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của chính các em.
 
Mỗi người có cách suy nghĩ khác nhau, mỗi người có cách nhớ và hiểu khác nhau. Nhưng hầu hết những điều chúng ta nghĩ ra, nếu không được ghi lại, nó sẽ biến vào dòng suy tưởng liên tục của chúng ta đó. Nếu bạn chưa có thói quen ghi sổ, hãy học cách ghi sổ. Các ý tưởng sẽ luôn nhảy múa, và nó sẽ chỉ ở lại với những ai sẵn sàng tiếp đón nó thôi. Bạn được quyền ghi để bạn hiểu, ghi theo cách bạn hiểu, đây là ghi chép dành cho bạn mà.
Bài viết về phương pháp này chính là một cách mà mình ghi chép lại ý tưởng về một phương pháp hay, ứng dụng tốt cho topic của mình đó. Hãy GHI CHÉP theo cách của bạn nhé!
Sẽ có một bài viết khác cụ thể và chi tiết hơn về những gì bạn nên ghi lại trong “sổ thí nghiệm” của mình.
 

6) Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần của học sinh các khái niệm khoa học và kĩ thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói.
 
Nếu bạn không thể giải thích một điều gì đó cho một em nhỏ 6 tuổi hiểu, vậy có nghĩa là bạn chưa đủ hiểu về nó.
Bạn làm thí nghiệm, nhưng bạn không hướng dẫn được cho người khác, có thể bạn chưa hiểu rõ nó như bạn nghĩ đâu. Thêm một điều nữa, đã bao giờ bạn đang suy nghĩ về một vấn đề gì đó, và bất chợt bạn giải quyết được vấn đề, hiểu sâu được vấn đề khi bạn giải thích nó với người khác chưa!?
Hãy luyện tập thói quen VIẾT và NÓI để chia sẻ kiến thức cho mọi người, bạn sẽ hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn đó.
 

7) Các gia đình và/hoặc khu phố được khuyến khích thực hiện các công việc của lớp học.
 
Thí nghiệm ở mọi nơi, mọi lúc bạn nhé! Không cần một phòng thí nghiệm đâu, chỉ cần bạn thích, hãy tìm kiếm đồ dùng và làm thôi nhé.
 
8) Ở địa phương, các đối tác khoa học (Trường Đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu,…) giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình. Ở địa phương, các viện đào tạo giáo viên (Trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm) giúp các giáo viên kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy
 
Chúng ta có lợi thế là trước chúng ta có những người khổng lồ, hãy viết mượn lực của họ để đào sâu hiểu biết của mình nhé. Ở đây, từ khóa mình lựa chọn là TẦM SƯ để học đạo!

 
9) Giáo viên có thể tìm thấy trên internet các website có nội dung về những môđun kiến thức (bài học) đã được thực hiện, những ý tưởng về các hoạt động, những giải pháp thắc mắc. Giáo viên cũng có thể tham gia hoạt động tập thể bằng trao đổi với các đồng nghiệp, với các nhà sư phạm và với các nhà khoa học. Giáo viên là người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách.
 
Không ai cấm bạn tìm tòi học hỏi cả. Người bạn lớn Google luôn sẵn sàng trả lời, nếu chúng ta hỏi đúng từ khóa. Bạn cứ tìm kiếm các thí nghiệm có sẵn, dựng lại nó, và tự mình hiểu ra cách làm rồi đi hướng dẫn người khác, bạn đã làm chủ được thí nghiệm rồi đó. Những người cùng suy nghĩ, cùng chí hướng ở gần nhau sẽ giúp đỡ nhau được nhiều hơn, hãy tạo ra các câu lạc bộ, các nhóm thí nghiệm để cùng cùng học hỏi. Càng nhiều bạn, càng hiểu biết.
 

 

Nhân tiện topic này, mình cũng xin thông báo với toàn thể các bạn yêu mến khoa học. Nếu bạn có một thí nghiệm thú vị và muốn thực hiện nó, hãy chụp ảnh và gửi mail về cho mình nhé, chúng ta cùng lan tỏa và thu hút nhiều người tham gia thảo luận để mình được tốt hơn.

Chúc các bạn thí nghiệm vui vẻ.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top