Ghi nhớ và ghi chép với Wordtoons

Xin chào!
Để bài này thực sự hiệu quả, bạn cần biết về khái niệm wordtoon, hãy dành ra vài phút để đọc bài  “Wordtoons – Thế giới của chữ và hình!” và hiểu hơn về Wordtoons đã nhé!
Nếu bạn đã biết Wordtoons là gì rồi, chắc hẳn bạn đang thắc mắc, “vậy nó để làm gì” và “ứng dụng cho học tập như thế nào” phải không? Phần này tôi sẽ giải đáp một vài thắc mắc đó cho bạn.
 
 
 
 
 
Đầu tiên, hãy cũng nhìn lại xem bản chất thực sự của Wordtoons là gì nhé! Nó là sự liên kết thú vị giữa CHỮHÌNH ẢNH. Bảng chữ cái Latin của tiếng Việt cũng như tiếng Anh là bảng chữ tượng thanh, người xưa phát minh ra cách viết dựa vào cách phát âm của từ. Do vậy, các chữ cái trong bảng Latin không có yếu tố tượng hình nhiều.
Tiếp đó, nếu bạn đã tìm hiểu về não bộ, hoặc đọc cuốn sách “Tôi Tài giỏi! Bạn cũng thế!” của Adam Khoo thì bạn sẽ hiểu, bộ não của chúng ta rất thích thú và phản ứng rất tốt với hình ảnh, màu sắc. Để cho dễ hiểu chúng ta cùng làm thử một ví dụ nhé, bạn hãy để ý kỹ xem, trong đầu mình, cái nào xuất hiện trước khi tôi nói với bạn: ”Hãy nghĩ đến con hổ màu hồng!” Bạn thấy gì nào? Bạn sẽ thấy HÌNH ẢNH chú hổ lông hồng trong tưởng tượng của mình hay bạn thấy dòng chữ “con hổ màu hồng” xuất hiện.
Tôi đã thực hiện thí nghiệm này với hàng ngàn người, và đa phần họ đều nói rằng, họ nghĩ ngay đến HÌNH ẢNH một con hổ trong đầu mình. Bạn thấy đó, bộ não ra rất thích các hình ảnh thú vị, nhiều màu sắc đúng không. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta thích xem film và đọc truyện tranh đó. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực này, bạn hãy tìm hiểu thêm về “2 bán cầu não” nhé. Chủ đề này sẽ được ưu ái riêng ở một bài viết khác.
 

Bây giờ quay lại với Wordtoons nhé, nó có ưu điểm là sử dụng tối ưu sức mạnh của não bộ, nó kết hợp thế mạnh của 2 bán cầu não với nhau và thật tuyệt vời khi chúng ta có thể phát huy hết công suất bộ não thiên tài của mình phải không nào.
 

Bạn thử nhớ lại cách chúng ta vẫn học thông thường xem, rất nhiều chữ đúng không! Khá là khó để nhớ hết số thông tin mình đã học hoặc đọc phải không. Việc ta cần làm bây giờ là, tăng yếu tố hình ảnh lên cho những thông tin mà chúng ta đọc hàng ngày hoặc những thông tin cần ghi nhớ, học thuộc.
Một ví dụ tại chỗ nha. Bạn có thể lên mạng và dễ dàng tìm được một đoạn thông tin như thế này:

“Bộ não chúng ta gồm 2 bán cầu não. Bán cầu não trái và bán cầu não phải. Bán cầu não trái thì chuyên xử lý những tín hiệu liên quan đến ngôn ngữ, logic, phân tích,… Bán cầu não phải thì chuyên xử lý và tiếp nhận những tín hiệu về tình cảm, màu sắc, âm nhạc, cảm xúc,…”

Lượng thông tin nhiều như thế này hoàn toàn có thể biểu diễn bằng một hình ảnh Wordtoons:
 

Khi hình ảnh chúng ta sử dụng đủ súc tích dễ hiểu, thì nó sẽ chứa một lượng thông tin rất nhiều phải không. Bây giờ, bạn hãy tưởng tượng, việc học thuộc lòng một môn học nào đó dễ dàng, thú vị và nhẹ nhàng như xem phim. Ghi nhớ, ghi chú một thông tin mới hào hứng như đang vẽ truyện tranh vậy.
Chủ đề hôm nay là dành cho Wordtoons tiếng Việt, sẽ có một chủ đề riêng dành cho “ Ứng dụng Wordtoons học từ vựng tiếng Anh” riêng. Bạn đã có thể bắt đầu tạo ra những Wordtoons của riêng mình nhé.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top